CHA, MẸ CẦN LƯU Ý KHI CHỌN HỌ, CHỮ ĐỆM VÀ TÊN ĐỂ ĐĂNG KÝ KHAI SINH CHO CON THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHA, MẸ CẦN LƯU Ý KHI CHỌN HỌ, CHỮ ĐỆM VÀ TÊN ĐỂ ĐĂNG KÝ KHAI SINH CHO CON THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
- Cái tên đi liền với cuộc đời của mỗi con người. Chính vì vậy, việc đặt tên cho con cực kỳ quan trọng, có sự ảnh hưởng lớn tới tính cách cũng như sự thành công của mỗi cá nhân. Ở Việt Nam, có một số cái tên bị cấm đặt, ba mẹ cần hết sức lưu ý.
- Mặc dù mỗi cá nhân có quyền tự do trong việc chọn họ và tên, được xác định trong giấy khai sinh của mình. Song theo Bộ luật Dân sự và Thông tư số 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật Hộ tịch, có một số cái tên đã bị nghiêm cấm đặt ở Việt Nam. Cụ thể:
+ Tên xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người khác
Điều này được quy định tại khoản 3, Điều 26 Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự cũng chỉ quy định chung như vậy mà không hướng dẫn thêm về việc xác định cụ thể sự vi phạm quyền lợi hợp pháp của người khác cái tên mang lại. Thực tế, chưa có trường hợp đặt tên nào bị từ chối với lý do xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người khác.
+ Tên trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được nêu trong Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015. Khi đặt tên cho con, cha mẹ sẽ cần phải đảm bảo không vi phạm các nguyên tắc này.
+ Theo quy định của Khoản 3 thuộc Điều 26 Bộ luật Dân sự, việc đặt tên cá nhân yêu cầu phải sử dụng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam. Do vậy, khi cha mẹ đi khai sinh và điền thông tin trong giấy khai sinh cho con thì yêu cầu bắt buộc phải chọn tên theo ngôn ngữ của Việt Nam. Trường hợp không tuân thủ quy định này, các cái tên đó sẽ bị từ chối trong việc khai sinh.
+ Không Đặt tên bằng số hay bằng ký tự khác ngoài chữ
Tương tự như việc yêu cầu đặt tên theo ngôn ngữ tiếng Việt, việc đặt các cái tên bằng số hoặc các ký tự không phải là chữ (như @, #, $...) cũng bị cấm ở Việt Nam.
+ Đặt họ tên Không giữ gìn bản sắc dân tộc và các truyền thống văn hóa
Việc xác định "không giữ gìn bản sắc dân tộc" hay "truyền thống văn hóa" trong việc đặt tên hiện chưa được hướng dẫn cụ thể trong bất kỳ văn bản nào ngoài Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Vì vậy, để xác định xem một cái tên có bị vi phạm quy định hay không, cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể, bao gồm bản sắc dân tộc cũng như các truyền thống văn hóa tốt đẹp của cá nhân đó hoặc cộng đồng nơi mà người đó sinh sống.
+ Không Đặt tên quá dài và rất khó sử dụng
Điều này chính là một trong những điều cấm khi đặt tên cho con. Tuy nhiên, pháp luật vấn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc bao nhiêu ký tự sẽ được coi là quá dài và khó sử dụng.
Trước đây, Dự thảo Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã từng đề xuất giới hạn số ký tự trong tên của một cá nhân không quá 25 ký tự. Tuy nhiên, sau này đề xuất này đã không được áp dụng vào ở Bộ luật Dân sự.