THÔNG TIN GIỚI THIỆU

          1. Bộ máy tổ chức hành chính

a. Đảng ủy xã Cổ Đông.

b. Ủy ban nhân dân xã Cổ Đông.

- Văn phòng- Thống kê.

- Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp- Môi trường.

- Tư pháp – Hộ tịch.

- Văn hóa - Xã hội.

- Tài chính- Kế toán.

- Quân sự.

- Công an.

c. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Cổ Đông.

d. Các ban, ngành, đoàn thể

- Hội Nông dân

- Hội Cựu chiến binh.

- Hội Liên hiệp Phụ Nữ.

- Đoàn thanh niên.

- Hội Người cao tuổi

- Hội Chữ thập đỏ.

          2. Bản đồ địa giới hành chính (Ảnh)

          3. Lịch sử - Văn hóa

Xã Cổ Đông thuộc huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây, sau này là thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, nay là thành phố Hà Nội, cách trung tâm thị xã Sơn Tây 10km về phía nam, phía bắc giáp xã Trạch Mỹ Lộc (huyện Phúc Thọ) và xã Cẩm Yên (huyện Thạch Thất); phía nam giáp xã Lại Thượng, phía đông - nam giáp xã Bình Yên, phía tây - nam giáp xã Yên Bình (huyện Thạch Thất); phía tây giáp các xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây), xã Vân Hòa (huyện Ba Vì).

Cổ Đông là vùng đất cổ, theo sách “Đại Nam nhất thống chí”, từ đời nhà Hán, địa bàn xã Cổ Đông ngày xưa thuộc quận Giao Chỉ. Đến thời nhà Trần, thuộc đất Ma Lung) thời nhà Lê đây là vùng đất của các xã La Gián, Cổ Liễn, Linh Sơn(2) thuộc Tổng An Lạc, huyện Mỹ Lương và xã Triều Đông thuộc Tường Phiêu, huyện Thạch Thất, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây có các thôn Thiên Mã, Trại Hồ, Triều Đông, Phúc Lộc, Ngọc Kiên, Ngõ Bắc. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đã phân lại địa giới hành chính, vùng đất Cổ Liễn, La Gián, Linh Sơn thuộc tổng La Gián, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây, Triều Đông vẫn thuộc tổng Tường Phiêu, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây.

Cách mạng tháng 8-1945 thành công. Trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân xã khóa đầu tiên (tháng 9-1946), các xã Cổ Liên, La Giản, Thiên Mã, Ngọc Kiên và Triều Đông được sáp nhập, lấy tên là xã Cổ Đông. Tên gọi của xã được giữ nguyên cho đến ngày nay.

Ngày 10-4-1965, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 113-NQ/TW quyết định hợp nhất hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây gồm 14 huyện và 2 thị xã, xã Cổ Đông thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Năm 1968, huyện Tùng Thiện, Bất Bạt, Quảng Oai hợp nhất thành huyện Ba Vì. Tháng 6-1976, tỉnh Hà Tây sáp nhập với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình; xã Cổ Đông thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Sơn Bình. Tháng 5-1979, huyện Ba Vì tách từ tỉnh Hà Sơn Bình chuyển về thành phố Hà Nội, xã Cổ Đông thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Tháng 7-1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), cắt 7 xã của huyện Ba Vì, trong đó có xã Cổ Đông về thị xã Sơn Tây. Từ đó địa bàn xã Cổ Đông thuộc phạm vi quản lý hành chính của thị xã Sơn Tây. Tháng 10-1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra trở lại 2 tỉnh cũ và 6 huyện, thị phía bắc tỉnh trong đó thị xã Sơn Tây chuyển về tỉnh Hà Tây. Đến tháng 8-2008, thị xã Sơn Tây tái nhập lần thứ hai về Thủ đô Hà Nội, theo đó xã Cổ Đông thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, ổn định về địa giới hành chính cho đến ngày nay. Hiện nay, xã Cổ Đông được chia làm 14 thôn: Vĩnh Lộc, Thiên Mã, Trại Hồ, La Gián, Đồng Trang, Trại Láng, Cổ Liễn, Phúc Lộc, Triều Đông, Đại Trung, Ngọc Kiên, Ngõ Bắc, Trung Lạc và Đoàn Kết. Năm 2020 Thôn Thiên Mã, thôn Vĩnh Lộc sáp nhập thành thôn Thiên Mã Vĩnh Lộc.

Xã Cổ Đông là vùng đất trung du, phần lớn bán sơn địa, có diện tích tự nhiên 2.601,58ha; đất nông nghiệp là 701,98ha, chiếm 27,04% tổng diện tích. Trong đó đất trồng cây hàng năm là 532,51ha chiếm 20,49% được phân ra các hạng gồm: Đất chuyên trồng hai vụ lúa là 184,71ha, đất trồng một vụ lúa, một vụ màu là 171,11ha, đất chuyên trồng màu là 176,69 ha, đất trồng cây lâu năm là 169,47 ha; vị trí địa lý có độ nghiêng dần từ chân núi Ba Vì xuống phía đông - nam của vùng đồng bằng sông Hồng, thuận lợi cho các mô hình trang trại chăn nuôi và

các loại cây lương thực ngắn ngày, kết hợp trồng lúa chất lượng cao, do đó xã Cổ Đông có tiềm năng, lợi thế về phát triển nông nghiệp, thuận lợi trồng, cấy các loại cây lương thực đa dạng như: Cây lúa, các loại hoa màu, cây củ, quả. Do nằm dưới chân núi Ba Vì, địa hình trung du với nhiều đồi thấp nên Cổ Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá là “đá ong”. Đá ong được tạo ra bởi sự phong hóa mạnh mẽ, lâu dài của đá mẹ, là loại đất đá giàu chất sắt và nhôm, có màu đỏ nâu đặc trưng của oxít sắt. Từ hàng trăm năm nay, đá ong đã được người dân xã Cổ Đông sử dụng làm gạch để xây dựng nhà cửa, xây dựng nơi thờ tự linh thiêng như đình, chùa, miếu, đền... những nơi thân thuộc với cuộc sống của người dân.

Qua thời gian đá ong đã tồn tại, gắn bó và chứng kiến sự thay của quê hương. Hiện nay do yêu cầu bảo vệ tài nguyên, môi trường, cải tạo đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, đá ong ở Cổ Đông không còn được khai thác nữa, vật liệu xây dựng đã dần được thay thế bằng gạch, đá các loại khác.

Địa bàn xã Cổ Đông thuận lợi cho việc quy hoach phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô lớn. Do vậy, ngành chăn nuôi của xã đã và đang trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình góp phần vào tỷ trọng cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của xã. Thổ nhưỡng đất canh tác tương đối tốt, nguồn nước tưới tiêu thuận tiện, nhất là khi hoàn thành công trình thủy lợi Đồng Mô - Ngải Sơn năm 1970, vì vậy, nông nghiệp ở Cô Đông phát triển, là nguồn thu nhập và phát triển kinh tế chính của nhân dân địa phương.

Cổ Đông, xưa kia từ thị trấn Tùng Thiện qua Trung Sơn Trầm, Sơn Đông cắt ngang địa bàn xã Cổ Đông, qua Hòa Lạc đi xuống Xuân Mai, Miếu Môn đi vào Khu Bốn, từ Xuân Mai theo Quốc lộ 6 lên thị xã Hòa Bình, xuống Hà Nội, đây ví như mạch máu quân sự ngăn cách vùng đồi Ba Vì, Lương Sơn, Hòa Bình với vùng đồng bằng trong tỉnh. Hiện nay có quốc lộ 21A chạy qua, con đường cao tốc Đại lộ Thăng long, Láng - Hòa Lạc hoàn thành tạo thuận lợi cho giao thông giữa các vùng Sơn Tây - Xuân Mai - Hà Nội.

Phía đông bắc xã Cổ Đông có sông Tích chảy qua địa phận các thôn Trung Lạc, Ngõ Bắc và Ngọc Kiên chảy tiếp qua địa bàn huyện Thạch Thất, Quốc lộ 21A. Sông Tích là chiến tuyến quan trọng, lợi thế cho ta đồng thời gây bất lợi cho địch khi bị cắt đứt phòng tuyến Xuân Mai - Sơn Tây trong thời kỳ kháng chiến. Sông Linh Khiêu là một nhánh của sông Tích, hai bên sông là hai gò đất cao, tương truyền đây là đầu con Rồng và đầu con Dải ghếch vào con sông.

Khi chia tách Linh Sơn và Cổ Đông, con sông này chính là địa giới tự nhiên ngăn cách giữa huyện Thạch Thất và thị xã Sơn Tây. Nhánh sông này chảy qua địa phận các thôn Đồng Trang, Trại Láng và Cổ Liễn, rồi hòa vào sông Tích, là điều kiện thuận lợi cho người dân ven sông khai thác đánh bắt thủy sản và sản xuất nông nghiệp.

Với vị trí địa lý có nhiều quả đồi cao xen lẫn, rất thuận lợi về mặt quân sự, trong chiến tranh Cổ Đông là đất dụng võ của tỉnh Sơn Tây xưa, là nơi luyện binh của các tướng lĩnh cầm quân giết giặc. Trước đây, thực dân Pháp đã lợi dụng triệt để về lợi thế giao thông và địa bàn chiến lược của xã Cổ Đông, lập phòng tuyến quân sự nhằm thực hiện mưu đồ thống trị và đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Thực dân Pháp và phát xít Nhật lợi dụng lấy địa bànTùng Thiện trong đó có Cổ Đông làm nơi đóng quân, huấn luyện cho các binh chủng như Lục quân, Pháo binh...Chúng đã lập “phòng tuyến trắng” chạy qua địa bàn xã Cổ Đông, Sơn Đông với hệ thống đồn, bốt kiên cố dày đặc hòng khống chế hoạt động của ta từ vùng núi Hòa Bình và khu vực Ba Vì. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Cổ Đông cũng là địa bàn thuận lợi cho các đơn vị quân đội của ta đóng quân, huấn luyện. Tháng 5 1945, chuẩn bị cho khởi nghĩa, tháng 8-1945 cấp trên mở nhiều lớp huấn luyện quân sự trong khu vực của xã; từ năm 1955-1956, Đại đoàn 308, Đại đoàn 304 của ta đã đóng quân và huấn luyện tại xã Cổ Đông. Năm 1958, trường Lục quân Việt Nam, gọi là Công trường 50 Sơn Tây (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1) đã chọn địa điểm đóng quân, huấn luyện đào tạo cán bộ sỹ quan cho đến ngày nay. Ngoài ra Lữ đoàn Pháo binh 368 trước đây đóng quân sau đó chuyển vào Bỉm Sơn Thanh Hóa; năm 1984 Lữ đoàn Pháo binh 45 (là đơn vị đầu tiên được thành lập của Binh chủng pháo binh) về đóng quân tại xã Cổ Đông cho đến nay đơn vị Thông tin 134 và sân bay quân sự Hòa Lạc - Trung toàn Không quân 916 cũng chọn vị trí đóng quân trên địa bà xã.

Hiện nay xã Cổ Đông gồm có 13 thôn.

- Thôn Triều Đông.

- Thôn Phúc Lộc

- Thôn Cổ Liễn.

- Thôn Trại Láng.

- Thôn Đồng Trạng.

- Thôn Đoàn Kết.

- Thôn La Gián.

- Thôn Trại Hồ.

- Thôn Thiên Mã Vĩnh Lộc.

- Thôn Đại Trung.

-Thôn Ngọc Kiên.

- Thôn Ngõ Bắc.

- Thôn Trung Lạc.

          4. Di tích- danh thắng

 Trên địa bàn xã Cổ Đông có 09 cơ sở tôn giáo (02 nhà thờ, 07 chùa); 26 cơ sở tín ngưỡng (12 Đình; 07 Đền,  Miếu,  01 quán, 05 nhà thờ họ). Trong đó có: 13 di tích được xếp hạng, cấp tỉnh, thành phố.

+ 01 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia là Chùa Ngọc Kiên.

+ 02 Chùa được xếp hạng cấp Thành phố là: Chùa Cổ Liễn và Chùa Ngõ Bắc.

+ 08 Đình được xếp hạng cấp Thành phố là: Đình Cổ Liễn, Đình La Gián, Đình Cống, Đình Ngõ Bắc, Đình Ngọc Kiên, Đình Ngoài Triều Đông, Đình Trong Triều Đông, Đình Thiên Mã.

+ 01 Đền được xếp hạng cấp Thành phố là đền La Gián.

+ 01 Miếu được xếp hạng cấp Thành phố là Miếu La gián.

          5. Danh sách cán bộ chủ chốt xã 

STT

Họ và tên

Chức danh

Liên hệ

ĐT cố định

Di động

Email

1

Ông Bùi Hữu Nam

Thị ủy viên

Bí thư Đảng ủy xã

 

0941.316.868

 

2

Ông Nguyễn Đình Thuận

Phó Bí thư TT  Đảng ủy xã

 

0967.67.1968

 

3

Ông Khuất Văn Xuyên

PBT Đảng ủy –

Chủ tịch UBND xã

 

0985.269.973

 

4

Ông Nguyễn Duy Thọ

Phó  chủ tịch UBND xã

 

0972.943.555

 

5

Bà Hà Thúy Trang

Phó chủ tịch UBND xã

 

0986.957.535